Liều lượng 1/2 nước sôi + 1/2 nước lạnh ( Âm Dương Thủy hay Sinh Thục Thủy)
CHỦ TRỊ: Đau bụng chảy, đau bụng khan, dau bụng hoắc loạn do ăn phải đồ ăn xấu, hư. Ói mửa, buồn nôn, chậm tiêu, khó tiêu, chữa táo bón, khó đi cầu. Chữa đau nhứt chân tay. Chữa bệnh trĩ.
Nước lã là một nhu cầu thiết yếu cho mỗi sinh vật. Không có nước thì dù con người hay loài vật cho đến cây cỏ cũng đều phải chết. Vì nước ở đâu cũng có, lại dùng thường ngày, quá quen nên ít người để ý đến sự quan trọng của nước, vì vậy cũng dễ quên cám ơn Trời, như Tổ tiên chúng ta đã vốn có thói quen xưa nay và truyền dạy con cháu:
Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy cơm đun bếp
Đặc biệt nước lã còn có giá trị để chữa được nhiều chứng bệnh cấp cứu. Mới nghe có lẽ nhiều người cho là thần thánh hóa, khó tin. Nhưng rồi khi bị "Tào Tháo" đuổi giữa đêm khuya, trong nhà lại không có sẵn thuốc, hoặc đã uống nhiều thứ thuốc rồi mà vẫn không cầm được chứng thổ tả, một ngày đi mấy chục lần, tưởng chết tới nơi như:
1. Nước lã trị thổ tả, chứng ói khan, bủn rủn chân tay, khó tiêu:
- Nấu cho một ly nước sôi lớn, bỏ vô mấy lát gừng. Đợi nước sôi chừng 5 phút, lấy ly nước vừa nấu pha chung với một ly nước lạnh bằng nhau. Người bệnh uống khoảng 2 ly như trên, 5 phút sau sẽ thấy công hiệu của nước lã.
Nói tới Âm Dương có lẽ nhiều người thắc mắc.
Theo Đông y thì trong trời đất có khí âm, khí dương, và một ngày đêm cũng có khí âm, khí dương. Trong còn người cũng có âm có dương: Khí là dương, huyết là âm. Lục phủ là dương, ngũ tạng là âm.
Nếu khí âm dương trong người ta mà bất đồng thì sẽ sinh ra bệnh, càng chênh lẹch nhiều thì bệnh càng nặng. Sở dĩ bị " Tào Tháo" đuổi là vì khí âm dương bất hòa. Bởi vậy, khi uống nước lã có âm có dương đều hòa sẽ làm cho cơ thê thăng bằng. Nên đã chặn lại được bệnh tiêu chảy...
2. Nước lã giúp nhuận trường, chữa táo bón
Ruột già chứa đầy những cặn bã của đồ ăn để tống ra ngoài. Nếu vì lí do nào đó chất cặn bã này không tống ra ngoài được sẽ gây rất nhiều chứng bệnh theo đó. Bởi vì trong cặn bã ( phân) chứa hằng triệu vi trùng chúng sẽ nhập vào máu và gây ra nhứt đầu, chóng mặt, ngứa ngáy, máu cao... làm cho con người đâm ra bực bội, khó chịu. Rất nhiều người đã mắc chứng táo bón hoặc đi cầu khó khăn, ngồi lâu giờ. Nhưng sau khi đã uống nước theo cách hướng dẫn đều thấy đi cầu được dễ dàng và thoải mái.
Ban sáng vừa thức dậy, chưa rửa mặt, đừng súc miệng. Hãy uống 2 hoặc 3 li nước lọc lớn. Nếu có pha nửa nóng nửa lạnh thì càng tốt. Sau khi uống ít phút là thấy đòi đi cầu ngay và đi rất dễ dàng.
3. Nước lã giảm bệnh máu cao, máu mỡ, tiểu đường:
Dùng lượng nước theo tỉ lệ 1 nóng + 1 lạnh và gừng tươi khi nấu nước nóng ( nước Âm Dương). Mỗi ngày uống 3 lít nước như vậy. Người bệnh sẽ thấy rõ căn bệnh giảm sút trong thời gian ngắn. Tuy nhiên người bệnh cần kiên nhẫn bởi phải cần thời gian và lượng nước uống sẽ hơi nhiều đối với những ai ít uống nước hàng ngày.
Ngoài giảm thiểu các căn bệnh trên. Uống nhiều nước lã Âm Dương còn giúp lọc máu, lọc thận sạch cặn bã. Nhờ đó tránh được nhiều thứ bệnh, lại khỏi phải uống thuốc tây là những chất hóa học. Có khi khỏi bệnh này lại gây ra chứng khác vì thuốc, nhất là những người đã vốn bị yếu tỳ vị, yếu gan thận.....
Nếu uống 1 lúc mấy ly thấy khó, nhưng uống nhiều lúc trong ngày sẽ dễ hơn. Sau khi uống nên tập thể dục, xoa bụng theo vòng tròn thì có kết quả càng tốt.
st
Đọc bài này trên báo ( paper) thấy hay hay lại lôi vào đây để dành.
Em biết đau bụng trị bằng nước + gừng
Trả lờiXóa- Nhưng táo bón thì chưa biết. mẹ em bị táo nặng lắm. Để em chỉ cho bà cách này. Chắc uống nước pha chút nóng sẽ dễ uống hơn
- Cám ơn chị nghen
Phần trị táo bón thì chị thấy đúng, nhưng cách chị làm không phải nước âm dương, chị làm cách này, sáng sớm vừa ngủ dậy, uống 640ml nước lọc, và đợi 45 phút sau mới được ăn sáng. Chị vừa uống xong nước khoảng 5-10 phút sau đã muốn đi rồi. Nói Mẹ thử làm xem sao. Chị uống là hàng ngày uống vậy vì nghe nói chữa bịnh gì đó chả nhớ nữa, nhưng lâu nay không uống nữa vì lười. hehehe
Trả lờiXóa