Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Thấy hay lại mang về để dành

Lina vẫn ho, thấy con ho mà Mẹ xót cả ruột. Tối đang ngủ tự nhiên ho quá chừng. Phải ngồi dậy uống nước dịu cơn ho. Rồi lại gật gà gật gù ngủ. Vừa nằm xuống cái là ho tiếp. Thấy con ho muốn lộn ruột ra ngoài Mẹ ước gì rước được cho con. Mẹ mua khế về chưng với đường thốt nốt...mới uống được có 1 ngày thôi hôm nay là hôm thứ 2. Lòng cứ cầu mong sao cho con bớt bịnh. Rồi thì lại lang thang tìm các vị thuốc khác. Và kết quả là tìm được ở đây 1 bài nữa.

Bài thuốc chữa ho từ rau gia vị
(Dân trí) - Khi ho và đau rát họng, thay vì sử dụng các loại thuốc, bạn hãy tự “chế” thuốc chữa ho ngay bằng chính những nguyên liệu dân dã và quen thuộc trong căn bếp nhà mình.

Trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước bạc hà, gừng tươi, lá trầu không và mật ong. Sau đó dùng để ngậm, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

 

Nướng 4-5 nhánh tỏi, nhai kèm với đường thốt nốt hoặc đường phèn. Bạn sẽ có thể cắt đứt cơn ho ngay.

 

Trộn lẫn hai phần mật ong và nước cốt chanh với tỉ lệ bằng nhau. Dùng để ngậm, có thể ngậm nhiều lần trong ngày.

 

Một chén nước nho ép cộng với 1 thìa mật ong cũng sẽ đem lại tác dụng ngay tức thì.

 

Một thìa nước hành sống trộn lẫn với một thìa mật ong để khoảng từ 3 đến 4 giờ dùng để ngậm.

 

Ngâm nước quả hạnh qua đêm sau đó bóc vỏ. Lấy phần cùi của quả hạnh trộn với một chút bơ và đường, sẽ nhanh chóng dứt cơn đau họng.

 

Dùng dầu cánh kiến bôi vào ngực, lưng, họng và mũi cũng đem lại hiệu qủa như mong muốn. Đối với trẻ em, không nên bôi trực tiếp mà nên nhỏ vài giọt dần lên khăn tay và để cạnh bé khi ngủ.

 

Nếu bạn bị ho nặng hãy trộn nước của cây húng quế với nước ép tỏi và mật ong. Cứ 3 giờ ngậm một lần sẽ thấy giảm ho rõ rệt.

 

Các minh chứng cũng cho thấy, chỉ cần “chăm chỉ” ăn táo mỗi ngày cũng có thể đem lại tác dụng trong việc giảm ho. Nhưng nên nhớ là không ăn táo chua, táo chua không những không đem lại hữu ích trong trường hợp này mà gây phản dụng.

 

Thu Hà

Theo MB

 

Và đây là bài thứ 2: Lấy từ đây                                                   

Bài thuốc chữa ho hiệu nghiệm từ cây quả

Ho là một triệu chứng rất dễ thấy khi các cháu bé bị cảm do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết.

Đây cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Thận trọng với thuốc giảm ho

Thật ra, ho là một phản xạ sinh lý có lợi - giúp tống những dị vật tại đường hô hấp (đờm, mầm bệnh) ra ngoài cơ thể. Trong đờm, chứa nhiều vi khuẩn mà các bé mắc phải khi bị cảm nhiễm. Lúc này, nếu dùng thuốc giảm ho, phản xạ ho sẽ mất đi, đờm không tống được ra ngoài, các vi khuẩn nhân cơ hội đó sẽ "bành trướng" mạnh mẽ hơn, gây viêm amiđan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Do đó, bệnh của trẻ có thể ngày càng nặng thêm mà không hề thuyên giảm… Chẳng phải điều này sẽ vô tình làm hại đến con trẻ hay sao?

Trong một báo cáo gần đây nhất, FDA (Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) tỏ ra lo ngại về những trường hợp ngộ độc ở trẻ em do sử dụng thuốc ho cảm quá liều và bất cẩn, bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ.

Cơ quan này cảnh báo các bậc phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho cảm (bán ở các tiệm thuốc tây) mà chưa được sự chấp thuận của bác sĩ. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi FDA triệu tập một tiểu ban các chuyên gia y tế vào tháng 10/2006 để xem xét lại việc sử dụng những thuốc ho thông thường ở trẻ em.
 
Quả quất - một loại quả trị ho rất hiệu quả.
 
Thuốc từ... cây quả

Không phải cứ ho là giảm ho mà điều quan trọng nhất là phải giải quyết được nguyên nhân gây ho. Đông y điều trị chứng ho, chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.

Ho do ngoại cảm: thường là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc giảm ho.

Ho do nội thương: thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm.

Ở đây, vì bệnh mới xảy ra, chúng ta chỉ nghiên cứu về việc ho do cảm gây nên.

Tuy là cảm ho nhưng Đông y cũng chia ra: cảm do phong nhiệt (cảm sốt) và do phong hàn (cảm lạnh).

Ho do phong hàn: Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng.

Ho do phong nhiệt: Ho đờm vàng dính, khát, họng đau, chảy nước mũi đục, cơ thể nóng, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng.

Khi thấy trẻ biểu hiện ho, có thể cho dùng những vị thuốc thiên nhiên sau đây:

1. Trái tắc (quất), thường dùng 2 quả, cắt đôi, bỏ hột, cho vào chén ăn cơm, thêm ít đường phèn hoặc mật ong. Đặt chén thuốc vào nồi cơm, chưng hấp cho chín. Lấy ra, chia làm 4 lần uống trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối).

Tinh dầu thơm trong trái tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp làm long đờm và khạc đờm ra ngoài. Hơn nữa tắc còn có vị chua, vitamin C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm.
 
Đường phèn vị ngọt, làm dịu ho.
 
Nếu ho do phong hàn, thêm một miếng gừng 2g (cạo bỏ vỏ, giã dập, cho vào chén chung với tắc và đường phèn). Kèm có đờm, thêm 1-2g trần bì (vỏ quít: loại để lâu năm).

2- Lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá): lấy 2-3 lá, rửa sạch, giã dập, rót khoảng 10ml nước sôi vào, để một lúc cho thuốc thấm ra, gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

Nếu vì thuốc hơi đắng, làm trẻ khó chịu khi uống, hãy thêm một ít đường phèn cho ngọt, dễ uống hơn.

Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shighella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis. Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae... Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Hiện nay, người ta đã chế biến các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng thông phế khí, trị ho. Trong đó, hàm lượng chính là tần dày lá như Tragutan, Eugica…

Nếu uống 2-3 ngày không thấy bớt mà cháu có vẻ mệt, sốt, khó thở, cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi và điều trị cho phù hợp.
 
Theo Lương y Hoàng Duy Tân
Phụ nữ online
------------                                  
(Áp dụng cho em bé 18 tháng trở lên): (Mỗi lần: Lấy 2 lát gừng rộng gấp rưỡi đốt ngón tay, dầy khoảng 2mm + khoảng 2.5ml mật ong + 2,5ml nước cốt chanh, 1 thìa cà phê nước lã, hấp lên), cho uống ngày 2 lần. Đỡ ngay, chỉ có điều em lưu ý 1 tí, vị hơi cay cay, nhưng cũng không đến nỗi khó uống lắm đâu.
--------------                                       
Nếu chúng mình dùng vỏ quả bưởi (gọt mỏng phần có tinh dầu) hấp cách thủy với mật ong (nếu sợ nóng trong thì hấp với đường phèn tán nhỏ), các con uống ngày 2 - 3 lần sẽ hết ho và tan đờm.
Chỉ nên hấp cho một ngày uống 3 - 4 lần thôi, mỗi lần 1 thìa cà phê
Cắt mỏng lớp vỏ ngoài màu xanh của bưởi, khoảng 1 thìa canh với 3 thìa canh mật ong hoặc 1,5 thìa canh đường phèn ạ!  
Hoặc lá hẹ xắt khoảng 1cm hấp với mật ong cũng khá tốt, nhưng lá hẹ dùng cho long đờm thì tốt hơn ạ!
Chỉ nên hấp cho một ngày uống 3 - 4 lần thôi, mỗi lần 1 thìa cà phê.
--Lá húng chanh: 
Mình hay hấp với ít gừng, 1 ít quất, với đừong phèn ra được siro cho vào tủ lạnh dùng dần .
.

6 nhận xét:

  1. Chị ơi: Nhai tỏi, hành sống thì em sợ nó hôi. Còn chanh và mật ong + nuớc nho thì em thích đó!
    - Còn dầu cánh kiến là dầu gì ta?
    - Trái quất chua quá.

    Trả lờiXóa
  2. ui Eric qua nay sốt, ho quá chừng, nhưng mà cực kỳ khó uống thuốc. Thuốc tây, thuốc nam, thuốc lá...đều không thể uống hic

    Trả lờiXóa
  3. Chị chịu thua ko biết dầu cánh kiến là gì hết. Còn tỏi và hành sống thì chị cũng thua luôn, nhưng để cho Ba Lina có vẻ hợp hihihi....

    Trả lờiXóa
  4. Em thử mua khế về xắt lát, bỏ đường đen, hay đường thốt nốt chưng cách thủy rồi vắt lấy nước ra cho con uống thử. Uống ngon lắm. Chị đang cho Lina uống khế đó. Nhưng món này phải kiên nhẫn, vì ko bớt ngay. CHị đang cho Lina uống được 2 ngày rồi. Hôm nay mới được có 1 lần à. Mai chị lại chưng thêm cho Lina uống nữa. Uống đến khi hẹn của BS luôn. Biết đâu tới lúc đó bớt thì khỏi đi hihi...

    Trả lờiXóa
  5. My cũng chưng chanh, mật ong, gừng nướng, mà Mây cũng ko bớt ho gì TH ơi. Mây ho rục rồi ọi, hôm nay đến SOphie cũng ho, ox My , 1 mình My chăm 3 người, cực ơi là cực.... My tưởng chỉ có Sg thời tiết thay doi thất thường nên mọi người dễ bệnh chứ. Lina có môi trường trong sạch, hay tại đi học mà hay bệnh ?

    Trả lờiXóa
  6. T cũng ko hiểu vì sao Lina bịnh nữa. Một lúc vừa thay đổi chỗ ở, vừa đi học nên vậy. Mà trước đây nếu Lina có bịnh thì cũng nhanh bớt lắm. Giờ thì cứ rì rà hoài, chán gì đâu á. Lại thêm mình mua insurance mà nó nói effective từ ngày 1 tháng 9 mà cho tới hôm qua mới nhận được thẻ. Chán gì đâu á. Lúc có insurance thì ko bịnh, dến lúc ko có lại bịnh lâu dài. Bọn T phải mang con đi BS khi chưa nhận được thẻ. Tốn tiền gì đâu á. Thuốc cũng mắc thì thôi. Mà giờ cũng chỉ mong trả tiền insurance hàng tháng cũng được miễn con ko bịnh là tốt rồi.

    Trả lờiXóa