| |||||
Tía tô còn có các tên é tía. Tên Hán tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống: Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát. Tử tô giải độc thang: Lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2-3 lần trong ngày - uống nóng. Táo bón người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín. Hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột. Da mẩn ngứa, mụn cóc: Dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát. Ngoài ra, tía tô còn dùng để chữa một số bệnh sau: Viêm họng, răng, miệng: Dùng lá tía tô sắc nước súc miệng, ngậm và uống. Nấc liên tục và tiếng to: Dùng hạt tía tô khoảng 30g - 40g sao vàng sắc nước uống liên tục. Hoặc lấy hạt tía tô đã sao, tán nhỏ nước rồi để lắng lấy phần nước trong (bỏ bã) để nấu cháo ăn thường xuyên. Hóa đàm giáng khí, chữa nấc liên tục: Dùng cháo tô tử: tô tử hạt 20g xay nhuyễn như hồ cho nước vào rồi ép lấy nước để nấu cháo gạo tẻ 100g. Cháo được quấy với đường phèn để ăn. Không dùng cho người có tiêu chảy. Tiểu tiện không thông thoát (mãn tính): Uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô. Sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt xoa đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Hoặc nấu nước lá tía tô đổ vào chậu úp rổ ngồi lên xông. Thổ huyết: Dùng lá tía tô nấu kỹ lọc lấy nước cốt cô thành cao. Đậu đỏ sao chín, tán nhỏ, luyện với cao ích mẫu thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 30-50g với ít rượu. |
* Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống. Hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn.
* Có thai sắp sinh bị phù: Cành, lá tía tô 80 g, vỏ gừng tươi 30 g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ (đậy vung kín) lấy nước uống và xông. Công thức này cũng có tác dụng an thai.
* Có thai cảm sốt: Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn cháo trứng gà nóng. Trứng gà đen tốt nhất.
* Vú sưng, nứt cổ gà: Lá tía tô 1 nắm nấu nước nóng, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp lên vú sưng.
* Nôn mửa dữ dội khi có thai, động thai: Cành tía tô 12 g, sắn dây 12 g. Sắc chung lấy nước uống.
* Thiếu máu: Uống nước lá tía tô (30 lá xay nhuyễn). Để cho dễ uống, xay kèm vài quả táo, ít đường phèn. Nước này cũng có tác dụng an thai tuy có kém hơn cành tía tô.
- Chăm sóc da
* Người Nhật rất chuộng trà tía tô dùng uống thay trà, đồng thời dùng nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa da, vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất.
* Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu bằng tía tô làm tóc bền mượt, tóc không rụng và không bị chẻ, sạch gầu.
* Da mẩn ngứa, mụn cóc, dùng lá tía tô xoa sát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.
- Chữa suy nhược thần kinh: Cành tía tô 8g, câu đằng, thảo quyết minh, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa, hương phụ, chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống.
- Chữa bế kinh: Cành tía tô 8g, đan sâm, ngưu tất mỗi thứ 12g; xuyên khung 10g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, nga truật, mỗi thứ 8g. Sắc uống trong ngày.
- Dùng 6 – 12g sắc uống chữa ho, nôn mửa, đau bụng do nhiễm trùng khi ăn cua, ghẹ và ốc , khó tiêu.
* Dùng phối hợp với những vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Chữa ho có đờm, ho hen lâu ngày ở người cao tuổi: Quả tía tô và hạt cải bẹ, mỗi thứ 10g, tán bột, uống hằng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng.
- Chữa ho suyễn, ngực đầy tức, thở đứt quãng: Quả tía tô, bán hạ chế, mỗi vị 10g; đương quy 8g; cam thảo, nhục quế mỗi vị 6g; tiền hồ, hậu phác, tô diệp mỗi vị 4g; gừng tươi 2 lát; đại táo 1 quả. Sắc uống ngày một thang.
Hoặc quả tía tô 10g; bạch giới tử, lai phục tử mỗi vị 8g. Giã nhỏ, hấp với đường phèn vừa đủ ngọt. Uống lúc nóng.
- Chữa mày đay (mề đay) : Quả tía tô 12g; kinh giới, ké đầu ngựa, ý dĩ mỗi thứ 16g; phòng phong, đan sâm mỗi thứ 12g; bạch chỉ, quế chi mỗi thứ 8g; gừng sống 6g. Sắc uống trong ngày.
- Rễ: Tên thuốc là tô căn. Thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, dùng trong, rễ tía tô với rễ cây gai, rễ đu đủ và rễ cỏ lào mỗi thứ 20 - 30g. Sắc uống chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
- Dùng ngoài, rễ tía tô, lá thanh yên, nõn khoai môn, lá lốt, giã nhỏ, gói vào vải xô, hơ nóng, đắp chữa vết thương tụ máu, sưng tấy và đau nhức. Ngày làm 2 – 3 lần.
Sưu tầm từ Sức khỏe đời sống
Hay! Cám ơn em!
Trả lờiXóaChị đang thèm tía tô vật vã đây vì cà tím bung không có lá tía tô huhu. Đợt trước MC ở nhà còn qua xin, chứ mẹ đi thèm cà bung ngồi ... thèm. Ăn đỡ với rau basil thấy không ngon.
Trả lờiXóaChị ơi em mang về vì em cũng hay xài tía tô, nhưng chỉ để chữa ho cho Lina và cả nhà thôi. Giờ thấy nhiều công dụng nên....cọp về để dành.
Trả lờiXóaBên chị không trồng được hả chị? Chỗ em thì em đi mua vì vừa rồi tay em ko xanh, trồng nó chết hết. Thêm mùa đông nữa. Mà cái món cà tím bung với tía tô làm sao chị bày cho em đi, chồng em cũng thích ăn cà tím lắm. Nhưng em làm với gừng và tỏi, xì dầu thôi. hihi...
Trả lờiXóaEm nhìn link này nhen em
Trả lờiXóahttp://my.opera.com/hocnauan/blog/mon-chay-ca-tim-bung