Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

Hình Lina được lên báo Kinh tế & Đô thị

Hôm nay bạn của Mẹ Lina gọi cho Mẹ ở chỗ làm, chủ yếu để báo hình Lina lúc nhỏ được lên báo. Nhưng mẹ Lina không trả lời, vậy là dì Hạnh ( bạn Mẹ) gọi lại cho Mẹ lúc dì đang lái xe đi làm về. Tội nghiệp...còn nói dì có trí nhớ tốt lắm ( hìhhì..vì Mẹ sợ dì nhầm lẫn hình ai đó)

Tức dễ sợ luôn, không biết tại máy hay tại website mà vào mãi trang web có đăng hình Lina lên cho hình minh họa của bài viết, mà nhấn hoài không ra. Mẹ Lina định mở ra có hình thì chụp hình hay copy bài và post lên nhưng đúng là hình như bị sao đó. Vào tất cả các trang web khác thì không sao. mà vào trang web có bài viết đó thì 1 là không được, báo lỗi lost internet, trang web khác thì lại không hiển thị hình. Tại sao vậy? Thôi thì vẫn post bài này lên rồi chụp hình chung post lên đỡ vậy.

Khám phá tâm lý trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Cập nhật lúc 11h32, ngày 19/07/2008

Ảnh minh họa.
Hanoinet - Bé bày tỏ sự thích thú (cười khanh khách, cười to…) khi bạn biểu lộ những khuôn mặt hay cử chỉ buồn cười với bé. Bé cũng thích được bạn ôm ấp, nâng niu đặc biệt là khi có thêm một bé khác ở đó.

Hanoinet - Bé bày tỏ sự thích thú (cười khanh khách, cười to…) khi bạn biểu lộ những khuôn mặt hay cử chỉ buồn cười với bé. Bé cũng thích được bạn ôm ấp, nâng niu đặc biệt là khi có thêm một bé khác ở đó.

Khi 10-11 tháng, bé sẽ rất bám mẹ. Bất kể lúc nào bé cũng đòi gọi mẹ và sẽ khóc to ngay nếu không thấy bạn hay bạn đi qua mà chẳng đón con.

Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, những cảm xúc của bé bộc lộ ra ngoài ngày càng tinh tế.

Từ 6 đến 7 tháng tuổi

Bé bắt đầu phân biệt được người lạ và người thân, biết thể hiện mình vui/không vui, thích/không thích, giận dữ, sợ hãi… và biết xấu hổ.

Trước người lạ, bé thường bám chặt vào mẹ (hoặc một người đã thân quen) và có biểu hiện tự vệ (không chịu để họ bế, khóc mếu khi người ta đến gần và hỏi chuyện…).

Từ 7 đến 8 tháng tuổi

Bé bày tỏ sự thích thú (cười khanh khách, cười to…) khi bạn biểu lộ những khuôn mặt hay cử chỉ buồn cười với bé. Bé cũng thích được bạn ôm ấp, nâng niu đặc biệt là khi có thêm một bé khác ở đó.

Ở tháng này, bé trở nên đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ sự kiện gì khác lạ mới trải quan lần đầu (tiếng chó sủa, cửa sập hay tiếng chuông điện thoại mới của bạn…). Những lúc như vậy, bé thường bám dính lấy bạn và rất hay khóc. Tốt nhất, bạn nên vỗ về và an ủi vì bé sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.

Từ 8 đến 9 tháng tuổi

Càng lúc bé càng biểu hiện những cảm xúc của mình rõ rệt hơn. Có những lúc bé cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc và sẽ biểu hiện bằng cách “tự dưng” thơm bố mẹ, ông bà, anh chị… Nếu được cổ vũ (mọi người vỗ tay khen ngợi), bé sẽ tiếp tục lặp lại động tác này.

Bé bắt đầu biết thu hút sự chú ý của mọi người bằng cách tạo ra những âm thanh ồn ào, chẳng hạn như đập đồ chơi xuống nền nhà, gõ thìa vào bát… Bé cũng khóc và tỏ ra giận dữ khi không đạt được những gì mình muốn.

Những lúc bé bày tỏ cảm xúc hơi thái quá như khóc, giận dữ, la hét… và làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, bạn cũng không nên quá nghiêm khắc với bé. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn, chơi đùa, âu yếm vuốt ve bé để làm dịu những cảm xúc này.

Từ 9 đến 10 tháng tuổi

Thích và không thích:

Bé phân biệt rất rõ ràng thích và không thích. Bé sẽ khóc và thậm chí còn “ăn vạ” khi bạn không cho chơi đồ chơi bé thích hoặc làm những việc bé muốn.

Tuy nhiên, khi bị cấm đoán quá nhiều (không được mẹ cho nghịch vật này hay chạm vào thứ kia…), có thể bé sẽ dần dần mất tính hiếu kỳ với mọi vật xung quanh. Điều này không tốt cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của bé. Tốt hơn, bạn nên cởi mở và hạn chế nói “không” với con.

Nhận biết cảm xúc của mọi người xung quanh:

Bé dần trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng của bạn. Bé có thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và ngay cả giọng nói của bạn nữa.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nếu nhận thấy bạn cáu kỉnh, không vui hay buồn bã… bé thường có tâm trạng bất an theo và dễ khóc, hay lo sợ… Nếu bạn thay đổi thói quen hằng ngày hoặc tỏ ra vội vàng, bé có thể trở nên cáu kỉnh, bực bội, thậm chí ngủ ít hơn hay ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện này thường chỉ xuất hiện khi bé căng thẳng.

Ngoài ra, bé cũng bắt đầu tập quan sát xung quanh và biết “bắt chước” các trạng thái tình cảm, tâm trạng của người khác. Nếu bé thấy một bé khác khóc, bé có xu hướng khóc theo.

Từ 10 đến 11 tháng tuổi

Bé cứ bám lấy bạn bất kể lúc nào hay ở đâu. Bé gọi bạn và bắt đầu khóc ngay khi không thấy mẹ.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé dần dần cảm nhận được sự tồn tại của thế giới khác ngoài mẹ. Cảm nhận này khiến cho cảm giác lo sợ phải xa mẹ bắt đầu xuất hiện. Mặt khác, bé cũng chưa nhận biết được khái niệm thời gian mà chỉ quan tâm tới hiện tại. Do đó, bé sẽ khóc đòi mẹ bất kể lúc nào bé không nằm trong vòng tay của bạn.

Nếu bạn không có biện pháp giải quyết triệt để, tình trạng bám mẹ sẽ càng tiến triển nặng hơn trong những tháng tiếp theo và trở thành tật xấu của bé.

Tốt nhất là bạn nên giải thích rõ ràng và đơn giản cho bé hiểu mẹ sẽ sớm quay lại sau khi đi tắm hay đi làm về. Cho dù bé không hiểu hết ý nghĩa lời nói của bạn nhưng thái độ vuốt ve và giọng nói nhẹ nhàng sẽ làm con an tâm hơn và từ từ bé sẽ hiểu được rồi bạn sẽ trở về với bé.

Bạn cũng nên từ từ tách dần bé ra khỏi bạn, lúc đầu trong một khoảng thời gian ngắn (5-10 phút) sau đó có thể tăng dần lên.

Từ 11 đến 12 tháng tuổi

Phản ứng mạnh mẽ:

Cái “tôi” cá nhân của bé dần được bộc lộ. Bé bắt đầu tự chọn quần áo hay giày dép cho mình. Bạn cũng không thể bắt ép bé ăn món con không thích vì bé sẽ giãy giụa, khóc lóc và hất đổ bát đĩa…

Việc phạt hay quát mắng bé lúc này là không nên vì bạn cần hiểu rằng bé là một cá thể độc lập và riêng biệt. Bé cần có “chính kiến” của riêng mình.

Khám phá thế giới:

Bé quan tâm đến mọi thứ xung quanh và có xu hướng trở thành một “nhà thám hiểm” tý hon. Bé thích thú với những vật dụng của bố mẹ hơn là đồ chơi của mình. Thời gian này, bạn cần để ý đến con hơn vì rất có thể bé sẽ đút tay vào ổ điện hay nghịch quạt máy…

Ngoài ra, bé sẽ làm bạn và cả nhà cười vỡ bụng vì những hành động ngộ nghĩnh kiểu như đeo kính của bố, mặc áo của mẹ…

Giao lưu và kết bạn:

Bé thích làm quen và chơi cùng với các bé khác ở cùng độ tuổi. Có những lúc bé sẽ mải chơi với bạn mà không chịu về. Tuy nhiên, bạn nên tạo thêm không gian cho bé giao lưu với các bé khác. Mẹ có thể đưa bé đi nhà trẻ (chỉ đến chơi) hay dắt bé đi công viên, xuống sân chơi tập thể… để bé được gặp gỡ và vui chơi.

Theo VNE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét