Học cách nói “không” một cách kiên quyết và hoà bình chứ không giận dữ. Lúc này, sự bình tĩnh, ôn hoà sẽ giúp bạn bớt nổi nóng, giúp bé cảm thấy an toàn khi biết những thứ mà bạn nói “không” là giới hạn của bé.
- Ở lại với con khi bé đang trong “thời gian đình chỉ chơi” để bé không cảm thấy bị bỏ rơi.
- Theo đến cùng khi bạn nói: “Nếu con hành động sai, con sẽ phải chịu một hậu quả nào đó” để bé không học cách vòi vĩnh, đòi hỏi quá mức. Nếu bạn thay đổi ý định sau khi bé phản đối, tức là bạn đang khuyến khích bé “điều khiển” bạn những lần sắp tới.
- Tập trung sửa chữa một hoặc hai lối cư xử, như không nghịch thức ăn, bày đồ chơi bừa bãi... Điều đó có hiệu quả hơn là cố gắng sửa thật nhiều lối cư xử của bé.
Trong mối quan hệ bố - mẹ - con, hãy giúp bé ý thức rằng: Cần phải nghe lời người lớn! Nếu bạn không làm chủ, tình huống sẽ thay thế vị trí đó - điều này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực với bé.
- Khép con bạn vào kỷ luật bằng tình yêu và sự quan tâm. Nên cho cơ hội lựa chọn như: “Con muốn mặc chiếc áo màu xanh hay trắng? Con muốn ăn cà rốt hay ăn đậu?”
- Hãy nhớ vấn đề về an toàn phải có kỷ luật nhất quán. Bé phải chấp hành những kỷ luật đảm bảo sự an toàn cho chính bé. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước cho những trường hợp có thể gây nguy hiểm.
- Không nhất thiết phải giải thích lý do tất cả những việc mà bạn có thể yêu cầu bé. Nhiều bố mẹ thường giải thích lý do đối với tất cả các yêu cầu. Có thể là do cha mẹ muốn con cảm thấy được tôn trọng. Điều này thường khiến bé học cách “điều khiển” cha mẹ bằng cách cho rằng lý do đó “chưa thuyết phục”.
- Tập trung vào nguyên tắc vâng lời ngay khi nói xong vì sẽ không có lợi cho bé nếu như bạn cứ lặp đi lặp lại rằng: đã đến giờ ăn cơm, đánh răng... rồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét